Sống ở Phú Yên trên năm mươi năm, chưa bao giờ tôi thấy khách du lịch đổ về đây đột biến như mùa hè 2024. Vẫn biết, vùng đất Phú Yên tràn sinh lực đang đậm dần trên bản đồ du lịch Việt Nam. Nhưng bất ngờ vẫn cứ bất ngờ, hạnh ngộ.
Những năm trước, thi thoảng tôi mới tiếp bạn phương xa. Riêng mùa hè 2024 này liên tục khách đến Tuy Hòa. Tôi lang bạt nhiều nơi nên thấy người Phú Yên vẫn… nông dân lắm. Chuyện buôn bán vẫn chủ yếu “lấy công làm lời”. Một số bạn trẻ mới mở các cơ sở du lịch, vẫn nói với tôi “xứ Nẫu Phú Yên phải lấy chất phác, chân thành làm thương hiệu”.
Núi Nhạn nằm ở trung tâm thành phố Tuy Hòa
Sản vật một vùng đồng bằng - núi non - biển Việt được thì nhiều vô kể. Tính cách con người Nẫu Phú Yên thì vẫn thế, khách đến là bạn bầu, không phân biệt, không… tính giá cao hơn ngày thường. Sáng tắm biển, tôi hỏi một vị khách “vì sao đi chơi Phú Yên?”. “Vì ấn tượng thiên nhiên nơi đây còn khá hoang sơ. Vì đồ ăn ngon, rẻ…”.
Chiều trên vịnh Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, Phú Yên
Tỉnh lỵ Phú Yên, TP Tuy Hòa là đô thị duyên hải có ôm hai ngọn núi giữa lòng (núi Nhạn và núi Chóp Chài). Núi Nhạn là địa chỉ trẩy hội thơ Nguyên Tiêu nức tiếng. Còn Chóp Chài nhô lên giữa đồng bằng Tuy Hoà, thân thiện trong câu ca dao Chóp Chài đội mũ/ Mây phủ Đá Bia.
Đỉnh núi Đá Bia, thị xã Đông Hòa, Phú Yên
Mặt Đông của Tuy Hòa tất nhiên là biển. Bãi biển thành phố trải dài trên 30 km, với những công viên, phố đi bộ hài hòa. Có quảng trường 1 tháng 4, quảng trường Nghinh Phong, các tổ hợp khách sạn resort nhuần nhị… trong gió lộng suốt mùa.
Chợt nhớ đoạn tả gió của nhà văn Duyên Anh trong bút ký ghi lại chuyến đi Tuy Hòa năm 1972: “Xe qua cầu Đà Rằng, cây cầu dài thứ nhì của Việt Nam sau cầu Long Biên. Gió thổi khốc liệt. Không tiểu tư sản tí nào. Gió nam đấy. Nó bớt tàn nhẫn hơn gió Lào tuy cùng một xuất xứ. Có lẽ, nó đi xa, nó băng nhiều núi, nó “hiểu đời” khá nhiều thành thử nó “độ lượng” đôi chút chăng?”.
Gió nam cồ, một đặc sản của xứ Nẫu hoa vàng trên cỏ xanh đấy!
Núi Nhạn nằm ở trung tâm thành phố Tuy Hòa
Sản vật một vùng đồng bằng - núi non - biển Việt được thì nhiều vô kể. Tính cách con người Nẫu Phú Yên thì vẫn thế, khách đến là bạn bầu, không phân biệt, không… tính giá cao hơn ngày thường. Sáng tắm biển, tôi hỏi một vị khách “vì sao đi chơi Phú Yên?”. “Vì ấn tượng thiên nhiên nơi đây còn khá hoang sơ. Vì đồ ăn ngon, rẻ…”.
Chiều trên vịnh Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, Phú Yên
Tỉnh lỵ Phú Yên, TP Tuy Hòa là đô thị duyên hải có ôm hai ngọn núi giữa lòng (núi Nhạn và núi Chóp Chài). Núi Nhạn là địa chỉ trẩy hội thơ Nguyên Tiêu nức tiếng. Còn Chóp Chài nhô lên giữa đồng bằng Tuy Hoà, thân thiện trong câu ca dao Chóp Chài đội mũ/ Mây phủ Đá Bia.
Đỉnh núi Đá Bia, thị xã Đông Hòa, Phú Yên
Mặt Đông của Tuy Hòa tất nhiên là biển. Bãi biển thành phố trải dài trên 30 km, với những công viên, phố đi bộ hài hòa. Có quảng trường 1 tháng 4, quảng trường Nghinh Phong, các tổ hợp khách sạn resort nhuần nhị… trong gió lộng suốt mùa.
Chợt nhớ đoạn tả gió của nhà văn Duyên Anh trong bút ký ghi lại chuyến đi Tuy Hòa năm 1972: “Xe qua cầu Đà Rằng, cây cầu dài thứ nhì của Việt Nam sau cầu Long Biên. Gió thổi khốc liệt. Không tiểu tư sản tí nào. Gió nam đấy. Nó bớt tàn nhẫn hơn gió Lào tuy cùng một xuất xứ. Có lẽ, nó đi xa, nó băng nhiều núi, nó “hiểu đời” khá nhiều thành thử nó “độ lượng” đôi chút chăng?”.
Gió nam cồ, một đặc sản của xứ Nẫu hoa vàng trên cỏ xanh đấy!
Nguồn tin: baolamdong.vn